Nội dung bài viết
Task Manager là gì?

Task Manager là một thành phần quan trọng của hệ điều hành Windows và có sẵn trên tất cả các phiên bản Windows từ trước đến nay. Nó cho phép bạn theo dõi các tiến trình, chương trình đang chạy trên máy tính và xem tổng quan về hiệu suất của máy tính.
Cách mở Task Manager
Windows cho phép chúng ta có thể mở Task Manager với nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên cách thông dụng nhất và có thể sử dụng trên hầu hết các phiên bản của Windows đó là dùng tổ hợp phím “Ctrl + Shift + Esc“.

Công dụng của Task Manager
Như đã giới thiệu trước đó, Task Manager giúp bạn theo dõi các chương trình và tiến trình đang hoạt động trên máy tính. Ngoài ra nó còn giúp bạn theo dõi thông tin hiệu suất hoạt động của các phần cứng như: ổ cứng, RAM, CPU, GPU, Wi-Fi,…
Đặc biệt có một công dụng quan trọng mà chúng ta thường sử dụng đó là “End Task” (End process). Khi bạn gặp một ứng dụng nào đó mà bị treo (not responding) bạn thường mở Task Manager, sau đó chọn chương trình đó và nhấn End Task mà không cần phải khởi động lại máy tính.

Giao diện Task Manager trên các phiên bản Windows
Dưới đây là hình ảnh giao diện của Task Manager trên một số phiên bản Windows gồm: win 7, win 10, win 11 bạn có thể tham khảo.



Các thành phần của Task Manager
Task Manager gồm nhiều tab khác nhau và mỗi tab có chức năng riêng. Dưới đây là danh sách tất cả các tab của Task Manager trên Windows.
- Applications tab
- Processes tab
- Services tab
- Performance tab
- Networking tab
- Users tab
- App history tab
- Startup tab
- Details tab
Applications tab

Tab Applications được xuất hiện trên Task Manager ở các phiên bản Windows 7 trở về trước, kể từ Win 8 thì tab Applications được gộp chung với tab Processes. Tab này hiển thị tất cả những chương trình mà người dùng đang mở.
Processes tab

Tab Processes xuất hiện trên tất cả các phiên bản Windows, hiển thị tất cả những tiến trình đang hoạt động trên máy tính.
Services tab

Tab Services hiển thị tất cả những chương trình dịch vụ của Windows đang sử dụng.
Performance tab

Tab Performance là nơi hiển thị hiệu suất của các phần cứng máy tính như: CPU, GPU, ổ cứng, RAM, mạng,… Đối với các phiên bản Windows mới thì Tab Performance hiển thị chi tiết và dễ theo dõi hơn.
Networking tab

Tab Networking là nơi hiển thị các thông tin về mạng bạn đang sử dụng. Tương tự như tab Applications, kể từ phiên bản Win 8 thì tan Networking cũng đã được gộp vào tab khác (tab Performance).
Users tab

Tab này hiển thị thông tin người dùng đang đang nhập sử dụng máy tính.
App history tab

Tab App history được xuất hiện lần đầu tiên trên phiên bản Win 8. Tab này hiển thị lịch sử lượng tài nguyên (CPU, mạng) mà các chương trình hệ thống của Windows đã sử dụng. Windows cho phép người dùng có thể xoá thông tin tab App history.
Startup tab

Tab Startup cũng được giới thiệu lần đầu trên Win 8. Tab này hiển thị những chương trình mà người dùng cho phép khởi động cùng hệ thống (khởi động khi bạn mở máy lên). Windows cho phép người dùng có thể kích hoạt hoặc vô hiệu hoá các chương trình khởi động cùng hệ thống nếu muốn.
Details tab

Tab Details (chỉ có ở Win 8 trở đi) là nơi hiển thị thông tin chi tiết về tất cả các tiến trình đang hoạt động trên máy tính.
Bài viết liên quan được lựa chọn cẩn thận
Ghim file, thư mục, ứng dụng, website lên Taskbar Windows
Cách đồng bộ màu sắc thanh taskbar, start với hình nền Win 10
Hướng dẫn tuỳ chỉnh thanh Taskbar trên Win 11
Hướng dẫn tuỳ chỉnh thanh Taskbar trên Win 10