Máy tính bị đơ, đứng màn hình liên tục khiến bạn cảm thấy lo lắng và bực bội phải không nào? Thực tế, đây là một vấn đề xảy ra khá phổ biến và có rất nhiều nguyên nhân gây nên. Hơn nữa nó cũng có thể xảy ra trên những chiếc laptop đời mới nhất hiện nay.
Một vài dấu hiệu dễ thấy để nhận ra chiếc máy tính hay laptop của bạn đang gặp phải vấn đề này như: máy tính lâu lâu lại bị đơ (đứng) màn hình vài giây, chương trình bạn sử dụng bị treo và không thể tắt được,… Đặc biệt, nguy hiểm nhất là cả hệ thống bị đơ và bạn không thể làm được gì cả.
Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng máy tính bị đơ, treo liên tục? Và cách giải quyết, khắc phục như thế nào để không còn xảy ra tình trạng này nữa? Thì nội dung của bài viết này tôi sẽ liệt kê cho các bạn 7 nguyên nhân và cách khắc phục lỗi máy tính bị đơ, đứng màn hình.
Nội dung bài viết
1. Máy tính bị treo khi đang chơi game
Chơi game là một cách giải trí phổ biến đối với những ai đang sử dụng máy tính. Tuy nhiên điều này sẽ không hoàn hảo nếu như trong lúc bạn đang chơi tựa game mình yêu thích mà máy tính của bạn lại bị đơ, đứng màn hình khiến bạn không thể làm gì được.
Và nếu bạn đang gặp vấn đề như trên thì ngay sau đây là những nguyên nhân và cách để giúp bạn khắc phục vấn đền này.
Nguyên nhân
Thường thì nguyên nhân chính khiến cho máy tính hay laptop bị đơ khi chơi game đó là do bạn cài đặt cấu hình game quá cao khiến cho máy không thể đủ khả năng để đáp ứng được.
Khi chiếc máy tính của bạn không xử lý được các yêu cầu mà game đưa ra, đương nhiên dần dần các yêu cầu sẽ bị xử lý chậm vào dồn lại thành rất nhiều yêu cầu chưa xử lý. Và sau đó chắc chắn hệ thống của bạn sẽ bị nghẽn và đơ ra.
Cách khắc phục
Nếu như bạn đã biết được nguyên nhân thì có lẽ bạn cũng biết được 90% cách khắc phục lỗi này phải không nào?
Đơn giản bạn hãy thử điều chỉnh cấu hình game xuống thấp hơn một chút (ví dụ: từ Cao nhất xuống còn Cao). Nếu máy tính vẫn còn bị treo thì bạn tiếp tục chỉnh xuống thấp hơn một bậc nữa. Cứ như vậy cho đến khi nào bạn cảm thấy máy chạy ổn định.
Và nếu bạn đã chỉnh cấu hình game xuống thấp nhất mà vẫn không giải quyết được thì hãy thực hiện thêm những cách tiếp theo.
2. Chế độ hình nền động được kích hoạt?
Chế độ hình nền động là chế độ tự động thay đổi hình nền máy tính của bạn trong một khoảng thời gian nhất định.
Nguyên nhân
Nếu như bạn vừa mới mở máy tính lên, chưa mở bất kì một chương trình nào khắc mà đôi khi vẫn cảm thấy máy tính chạy không được ổn định thì hãy kiểm tra xem bạn có kích hoạt chế độ hình nền động không.
Mặc dù việc cài đặt hình nền động chắc chắn sẽ giúp cho máy tính của bạn trở nên sống động hơn, tuy nhiên điểm hạn chế của nó là nó sử dụng khá nhiều tài nguyên của máy tính so với việc sử dụng hình nền tĩnh.
Cách khắc phục
Tắt cài đặt hình nền động cho máy tính bằng cách truy cập vào: Settings > Personalization > Background > Background (Picture).
Tuy nhiên nếu như bạn vẫn muốn sở hữu hình nền động thì vẫn còn có cách khác đó là hãy nâng cấp hệ thống của bạn lên.
3. Phần mềm chạy ngầm hoặc dính Virus
Nguyên nhân
Thông thường, hầu hết các phần mềm sau khi được cài đặt thành công lên máy tính nó sẽ được cấp quyền khởi động cùng với máy tính khi bạn bật máy. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các phần mềm này sẽ hoạt động ngầm mà bạn không thể nhận ra.
Ngoài ra thì cũng có khả năng máy tính của bạn bị dính Virus và dẫn đến tình trạng giật, treo máy.
Cách khắc phục
Để kiểm tra xem máy tính của bạn có phải bị đơ do các phần mềm chạy ngầm này không, hãy thực hiện như sau:
Bước 1: Mở Task Manager bằng tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc.
Bước 2: Chuyển sang tab Starup.
Bước 3: Nhìn vào cột Status xem thử phải đang có nhiều chương trình đang hoạt động không (nếu nó có giá trị là Enable). Sau đó hãy cân nhắn để tắt (Disable) đi nếu cảm thấy nó không cần thiết.
Bước 4: Khởi động lại máy tính.
Nếu như bạn đã làm theo cách trên mà cảm thấy máy tính vẫn bị đơ? Hãy ngay lập tức mở phần mềm diệt Virus của bạn lên và tiến hành quét với chế độ toàn bộ.
4. Driver không phù hợp
Nguyên nhân
Driver có một nhiệm vụ quan trọng là làm “thông dịch viên” giữa hệ điều hành và phần cứng máy tính. Do đó nếu bạn cài sai Driver hoặc dùng Driver cũ thì cũng có thể khiến cho máy tính bị đơ.
Cách khắc phục
Quá dễ dàng nếu như máy tính của bạn gặp phải tình trạng này! Đơn giản bạn chỉ cần lên mạng và tìm kiếm cho mình bộ Driver mới nhất phù hợp với phiên bản hệ điều hành bạn đang sử dụng và tải nó về, cài lên máy tính của bạn là được.
Xem thêm: Cách tải và cài đặt Driver mới nhất phù hợp với máy tính của bạn.
5. Có phải bạn đang sử dụng ổ cứng chuẩn HDD cũ?
Nguyên nhân
Ổ cứng HDD là chuẩn ổ cứng cũ nó cho tốc độ chậm hơn rất nhiều so với thế hệ ổ cứng SSD mới ngày nay. Việc cài Win, các phần mềm lên ổ cứng HDD sẽ làm cho việc xử lý của máy tính cực kì chậm trễ, dẫn đến tình trạng bị delay 1-2 giây khi sử dụng.
Xem thêm: So sánh tốc độ ổ cứng HDD và SSD.
Cách khắc phục
Để giúp máy tính bạn không còn chạy chậm chạp nữa thì tối thiểu bạn cũng phải cài Win và các phần mềm lên trên ổ cứng chuẩn SSD. Ngoài ra, nếu bạn dư ổ cứng HDD thì vẫn có thể sử dụng chúng để lưu các tài liệu, videos,…
6. Dung lượng RAM trên máy tính quá ít?
Nguyên nhân
RAM cũng là nơi tiếp nhận và xử lý các yêu cầu trên máy tính. Và nếu như máy tính của bạn thiếu RAM hay dung lượng RAM không đủ lớn cho quá trình lưu trữ, xử lý? Thì đôi khi cũng là nguyên nhân dẫn đến máy tính bị đơ, treo màn hình.
Hiện nay nếu như bạn đang sử dụng chiếc laptop chỉ với 4GB RAM? Chắc chắn nó chỉ đủ để bạn dùng lướt web mà thôi, khó để làm cũng lúc nhiều công việc khắc nhau.
Cách khắc phục
Theo tôi, nếu như bạn chỉ có nhu cầu truy cập Internet và làm một vài việc văn phòng thì yêu cầu máy tính có tối thiểu 8GB RAM. Còn nếu bạn có chơi game hay làm các công việc đồ hoạ, chỉnh sửa videos,… thì có lẽ tối thiểu nâng cấp RAM cho máy tính lên 16GB, tối nhất là 32GB.
7. Nhiệt độ máy tính của bạn luôn luôn ở mức cao?
Nguyên nhân
Nhiệt độ cao quá mức cho phép cũng là một nguyên nhân khiến cho máy tính của bạn thường xuyên bị giật, treo máy.
Đối với một máy tính bình thường:
- Trong chế độ nhàn rỗi (không mở bất kì chương trình nào) thì nhiệt độ rơi vào mức 30 – 45 độ.
- Khi ở chế độ làm việc cơ bản thì nhiệt độ tầm 50 – 60 độ.
- Khi bạn chơi game hay làm các việc yêu cầu xử lý cao thì nhiệt độ sẽ là 70-90 độ.
Do đó nếu bạn kiểm tra nhiệt độ máy tính của mình và nhận thấy nó luôn nằm ở mức cao hơn bình thường thì hãy tìm cách khắc phục ngay, tránh ảnh hưởng đến tuổi thọ máy tính nếu cứ để như vậy.
Cách khắc phục
Nếu như bạn cảm thấy đã lâu lắm rồi (hơn 1 năm) chưa đi vệ sinh cho chiếc laptop, PC yêu quý của mình thì hãy lên kế hoạch mang nó đi vệ sinh ngay khi có thể.
Bài viết liên quan được lựa chọn cẩn thận
6 Lý do: Không thể kết nối Bluetooth laptop với điện thoại
7 phần mềm đo nhiệt độ CPU máy tính tốt nhất 2023
Top 15+ phần mềm cần thiết cho máy tính Windows