Tại sao kết nối Wifi nhưng không vào được mạng?

Hiện nay, Wifi là kết nối mạng thông dụng nhất trên máy tính. Mặc dù vậy, đôi khi cũng có nhiều lỗi liên quan đến kết nối Wifi khiến chúng ta bối rối, chẳng hạn: lỗi kết nối Wifi nhưng lại không vào mạng được.

Lỗi kết nối Wifi

Lỗi kết nối Wifi nhưng không vào được mạng thường có nhiều nguyên nhân, ví dụ: máy tính cài sai ngày giờ, trùng địa chỉ IP hoặc bị chặn quyền truy cập mạng,… Cho dù nguyên nhân dẫn đến việc không thể truy cập mạng là gì đi chăng nữa, thì chỉ cần bạn làm theo những hướng dẫn sau chắc chắn sẽ khắc phục được lỗi này.

1. Kiểm tra các thiết bị khác có bị lỗi tương tự

Đừng quá lo lắng nếu máy tính của bạn không thể vào mạng được, đây chỉ là lỗi tạm thời và chắc chắn sẽ giải quyết được.

Việc đầu tiên mà bạn nên làm khi không vào mạng được đó là kiểm tra xem các thiết bị khác có gặp lỗi tương tự hay không. Lấy điện thoại di động của bạn ra, tiến hành kết nối và truy cập mạng. Trong trường hợp điện thoại vẫn truy cập được mạng, nghĩa là lỗi này không phải do đường truyền hay thiết bị phát Wifi.

Trong trường hợp tất cả các thiết bị của bạn không truy cập được mạng, lúc này bạn nên liên hệ đến nhà cung cấp dịch vụ internet để được hỗ trợ.

2. Khởi động lại máy tính

Như tôi thường nói: ‘Nếu bạn gặp bất kì lỗi nào khi sử dụng máy tính, cách đầu tiên nên thử là khởi động lại máy’. Bởi vì nếu may mắn, bạn sẽ có thể khắc phục được lỗi mà không cần phải làm bất cứ điều gì thêm.

Khởi động lại máy tính là cách để máy tính bắt đầu một phiên làm việc mới, loại bỏ những sự cố xảy ra ở phiên làm việc trước.

3. Kiểm tra thời gian trên máy tính đã cài đặt đúng chưa

Một nguyên nhân phổ biến không kém là do chúng ta không cài đặt đúng thời gian cho máy tính, dẫn đến việc không thể truy cập mạng (điều này thường xảy ra khi mới cài Win). Do đó, hãy kiểm tra lại thời gian trên máy tính và cài đặt lại cho chúng.

Tham khảo các bài viết cài đặt ngày giờ trên máy tính:

Cách thay đổi thời gian trên Win 11

Thay đổi thời gian trên Win 11

Hướng dẫn thay đổi thời gian trên Win 11 bằng 3 cách đơn giản, dễ thực hiện dành cho người …
Cách thay đổi thời gian trên Win 10

Thay đổi thời gian Win 10

Hướng dẫn thay đổi thời gian trên Win 10 với 3 cách đơn giản, dễ thực hiện dành cho người …

4. Đặt địa chỉ IP động

Nếu máy tính của bạn sử dụng địa chỉ IP tĩnh (IP do bạn tự đặt), thì điều này đôi khi dẫn đến việc bị trùng IP với các thiết bị khác và làm cho máy tính không thể truy cập mạng. Do đó, cách tốt nhất là sử dụng địa chỉ IP động.

1Nhấn tổ hợp phím Win + R để mở hộp thoại Run.

2Nhập ncpa.cpl vào hộp thoại và nhấn Enter.

Lệnh Run ncpa.cpl

3Nhấp chuột phải lên kết nối Wifi và chọn Properties.

Truy cập thuộc tính Wifi

4Chọn Internet Protocal Version 4 (TCP/IPv4) > Properties.

Truy cập thuộc tính IPv4

5Chọn Obtain an IP address automatically.

Cài đặt địa chỉ IP động cho máy tính

6Cuối cùng, hãy kết nối lại Wifi. (Hoặc khởi động lại máy tính).

5. Tắt VPN

Như chúng ta biết, VPN (Virtual Private Network) là một công cụ có nhiều lợi như như mã hóa dữ liệu, che giấu địa chỉ IP và cho phép vượt qua việc chặn trang web. Điều này đảm bảo trải nghiệm trực tuyến của chúng ta trở nên riêng tư và an toàn hơn.

Mặc dù có nhiều lợi ích, tuy nhiên VPN đôi khi cũng là nguyên nhân khiến cho máy tính của bạn không thể truy cập mạng—do máy chủ VPN phản hồi quá lâu. Do đó, bạn nên tắt hết các phần mềm hoặc tiện ích mở rộng liên quan đến VPN.

6. Khởi động lại thiết bị phát Wifi (Modem hoặc Router)

Trong hầu hết các trường hợp máy tính không thể truy cập mạng là do thiết bị phát Wifi. Do đó, chúng ta cần tiến hành khởi động lại thiết bị để khắc phục lỗi.

Khởi động lại Router thông qua trang quản trị

Có nhiều cách để khởi động lại thiết bị phát Wifi như tháo phích điện ra và cắm lại, thực hiện thủ công hoặc dùng trang web quản trị. Sau đó, bạn chỉ cần đợi để thiết bị khởi động lại rồi tiến hành kết nối mạng và kiểm tra kết quả.

7. Cập nhập driver Wifi cho máy tính

Driver là một phần mềm dùng để hỗ trợ các thiết bị phần cứng giao tiếp với hệ điều hành, phần cứng trong trường hợp này là card Wifi. Nếu driver Wifi máy tính của bạn quá cũ sẽ dẫn đến việc máy tính không thể truy cập mạng. Do đó, chúng ta hãy tiến hành cập nhật driver Wifi cho máy tính.

1Nhấn tổ hợp phím Win + X để mở menu truy cập nhanh.

2Chọn Device Manager.

Mở Device Manager bằng menu truy cập nhanh

3Mở rộng mục Network adapters. Sau đó nhấp chuột phải lên tên card Wifi và chọn Update driver. (Tên card Wifi thường chứa từ Wireless và số 802.11).

Cập nhật driver Wifi bằng Device Manager

4Chọn Search automatically for drivers.

Tìm kiếm driver Wifi tự động

5Nếu phát hiện có driver Wifi mới, bạn hãy tiến hành cập nhật cho máy tính.

Ngoài cập nhật driver Wifi theo cách thủ công như trên, bạn cũng có thể tham khảo thêm các phần mềm driver—nó dễ sử dụng và hoàn toàn miễn phí.

8. Đặt lại cài đặt mạng cho máy tính

Trong tình huống xấu nhất là bạn đã thử các cách ở trên nhưng máy tính vẫn không thể truy cập mạng, hãy thử đặt lại cài đặt mạng cho máy tính:

Lưu ý: Cách này sẽ yêu cầu khởi động lại máy tính. Do đó, bạn nhớ lưu lại dữ liệu trước khi thực hiện.

1Nhấn tổ hợp phím Win + i để mở cài đặt.

2Chọn Network & Internet.

Cài đặt Network & Internet

3Cuộn chuột xuống mục Advanced network settings và chọn Network reset.

Đặt lại cài đặt mạng cho máy tính

4Chọn Reset now.

Tiến hành đặt lại cài đặt mạng cho máy tính

Bài viết liên quan được lựa chọn cẩn thận

AdGuard DNS là gì?
AdGuard DNS là gì? Hướng dẫn cài AdGuard DNS chặn quảng cáo
Tìm hiểu AdGuard DNS là gì, và cách cài đặt …
Cách quên mật khẩu wifi đã lưu
Quên mật khẩu wifi trên máy tính
Quên mật khẩu wifi đã lưu là cần thiết trước …
Cách tạo Shortcut tắt, reset và lock máy tính
Tạo shortcut tắt máy, restart, lock trên Windows
Hướng dẫn tạo shortcut tắt máy, khởi động lại và …
Cách xem mật khẩu Wifi trên Win 10
Xem mật khẩu wifi Win 10
Hướng dẫn cách xem mật khẩu Wifi trên Win 10 …
Nguyễn Văn Thoại - Kỹ sư công nghệ thông tin với hơn 8+ năm kinh nghiệm. Anh bắt đầu sử dụng máy tính từ năm 2009, tốt nghiệp ngành Tin học ứng dụng năm 2016. Anh yêu thích công nghệ và đã có hơn 300+ bài viết về công nghệ.