Command Prompt

Command Prompt là một chương trình (công cụ) khá quen thuộc với người dùng Windows, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Do đó, trong bài viết này tôi sẽ giải thích rõ hơn về khái niệm Command Prompt, cũng như những điều cần lưu ý khi sử dụng chương trình này.

Command Prompt là gì?

Command Prompt hay CMD là một chương trình câu lệnh mà Microsoft tích hợp sẵn trên hệ điều hành Windows. Người dùng có thể sử dụng CMD để tương tác với máy tính của họ thay vì sử dụng giao diện đồ họa người dùng (tiếng Anh: graphical user interface, viết tắt là GUI).

Command Prompt

Trên các phiên bản Windows mới nhất, người dùng có thể dễ dàng thực hiện hầu hết các tương tác với máy tính thông qua giao diện đồ họa trực quan. Chính vì vậy, CMD dần trở nên ít được sử dụng hơn theo thời gian. Tuy nhiên, đây vẫn là một công cụ mạnh mẽ và quan trọng mà chúng ta nên tìm hiểu và sử dụng.

Vị trí

Tương tự như các chương trình hệ thống khác trên Windows, chúng ta có thể tìm CMD trong thư mục System32 (trong ổ đĩa cài hệ điều hành—thường là ổ C). Do đó, vị trí của CMD sẽ là C:\Windows\System32.

Cách mở

Trên Windows, chúng ta có thể mở CMD bằng nhiều cách khác nhau, tùy vào thói quen của mọi người. Tuy vậy, cách phổ biến nhất để mở CMD đó là sử dụng hộp thoại Run:

1Nhấn tổ hợp phím Win + R để mở hộp thoại Run.

2Nhập cmd vào hộp thoại và nhấn Enter.

Mở Command Prompt

Giao diện

Bởi vì CMD là một chương trình sử dụng câu lệnh nên giao diện của nó khá đơn giản. Để xem giao diện CMD chúng hãy mở nó lên—kết quả như hình dưới.

Giao diện của Command Prompt
Giao diện chương trình CMD

Giải thích các thành phần:

  • Dòng đầu tiên (1): Mô tả phiên bản hiện tại.
  • Dòng tiếp theo (2): Mô tả thông tin bản quyền.
  • Dòng cuối cùng (3): Vị trí hiện tại của chương trình. (Vị trí này rất quan trọng, vì nếu vị trí sai sẽ dẫn đến các câu lệnh được thực hiện không chính xác).

Cách sử dụng

Có khoảng 270 câu lệnh CMD trên Windows. Do đó, việc ghi nhớ tất cả là điều dường như không thể. Cách khôn ngon nhất là chỉ chọn ra một số câu lệnh CMD mà chúng ta nghĩ nó sẽ cần thiết (xem đề nghị của chúng tôi ở phần sau).

Các lệnh CMD trên Windows

Để thực hiện một câu lệnh CMD hoàn chỉnh, chúng ta phải nhập đúng cú pháp (syntax) của nó. Thông thường, cú pháp sẽ bao gồm 3 thành phần chính: tên lệnh, tham số, và thuộc tính của tham số. Tùy theo mỗi câu lệnh mà các tham số và thuộc tính sẽ khác nhau. Ví dụ bên dưới là cú pháp xóa file bằng CMD:

del [/p] [/f] [/s] [/q] [/a[:]<attributes>] <names>

Một số câu lệnh CMD thông dụng

Bởi vì có rất nhiều câu lệnh CMD nên chúng ta chỉ cần ghi nhớ những câu lệnh mà chúng ta thường xuyên sử dụng hoặc có ích cho việc học tập và làm việc là được. Dưới đây là 19 câu lệnh CMD thông dụng:

  1. cls: Làm sách màn hình
  2. ipconfig (hoặc ipconfig /all): Xem địa chỉ IP
  3. ping: Kiểm tra kết nối bằng IP hoặc tên miền
  4. taskkill: Tắt một tiến trình (trong Task Manager)
  5. time: Hiển thị hoặc cài đặt thời gian
  6. dir: Hiển thị danh sách file, thư mục
  7. cd: Di chuyển đến một thư mục hoặc phân vùng
  8. md (hoặc mkdir): Tạo thư mục mới
  9. ren (hoặc rename): Đổi tên file
  10. copy: Sao chép một file đến vị trí khác
  11. move: Di chuyển file đến vị trí khác
  12. del: Xóa file
  13. rd (hoặc rmdir): Xóa thư mục
  14. vol: Hiển thị tên và số se-ri của phân vùng
  15. diskpark: Quản lý ổ cứng, phân vùng
  16. logoff: Đăng xuất khỏi máy tính
  17. shutdown: Tắt máy tính
  18. title: Tạo tiêu đề cho cửa sổ CMD
  19. exit: Thoát CMD

Bài viết liên quan được lựa chọn cẩn thận

Disk Management

Disk Management

Disk Management là chương trình quản lý phân vùng và …
Luôn luôn mở Command Prompt bằng Administrator trên Win 10

Mở CMD bằng quyền Administrator

Cách cài đặt để luôn mở Command Prompt bằng quyền …
Cách mở Command Prompt trên Win 10, 11

Mở CMD trên Windows

Mở CMD trên Windows là điều cực kì đơn giản …
Hướng dẫn xoá file bằng CMD Windows

Xoá file và thư mục bằng CMD

Học cách xoá file và thư mục bằng CMD để …
Nguyễn Văn Thoại - Kỹ sư công nghệ thông tin với hơn 8+ năm kinh nghiệm. Anh bắt đầu sử dụng máy tính từ năm 2009, tốt nghiệp ngành Tin học ứng dụng năm 2016. Anh yêu thích công nghệ và đã có hơn 300+ bài viết về công nghệ.