Như chúng ta đều biết, Win 11 bao gồm một số yêu cầu nhất định về cài đặt như dung lượng RAM tối thiểu, Secure Boot, TPM 2.0,… Điều này đồng nghĩa là những máy tính không đạt đủ các yêu cầu sẽ không thể cài đặt Win 11.
May mắn thay, hiện nay có rất nhiều thủ thuật giúp chúng ta bỏ qua các yêu cầu cài đặt Win 11 (gọi là Bypass)—nghĩa là dù máy tính không đạt yêu cầu cài đặt Win 11 nhưng vẫn cài được. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu 2 phương pháp phổ biến để loại bỏ yêu cầu cài đặt Win 11.
1. Loại bỏ yêu cầu cài đặt Win 11 bằng Rufus
Rufus là một công cụ tạo USB Boot để cài đặt Windows hoàn toàn miễn phí. Điểm đặc biệt ở công cụ này là cho phép chúng ta loại bỏ các yêu cầu cài đặt Win 11 một cách dễ dàng. Để thực hiện điều này, bạn cần chuẩn bị cho mình một chiếc USB dung lượng tối thiểu 8GB, sau đó làm theo hướng dẫn sau:
1Cắm USB vào máy tính.
2Mở Rufus. (Nếu bạn chưa có, hãy tải Rufus).
3Lựa chọn như hình dưới, sau đó nhấn vào DOWNLOAD.
4Chọn Windows 11 và nhấn Continue.
5Chọn bản phát hành và nhấn Continue.
6Chọn phiên bản và nhấn Continue.
7Chọn ngôn ngữ và nhấn Continue.
8Chọn phiên bản kiến trúc và nhấn Download.
9Chọn vị trí lưu file cài đặt và nhấn Save.
10Đợi để Rufus tải file cài đặt.
11Đặt tên cho USB Boot và nhấn START.
12Tích chọn Remove requirement for 4GB+ RAM, Secure Boot and TPM 2.0 và nhấn OK.
13Chọn OK.
14Sau khi Rufus tạo USB Boot cài Win 11 thành công, nhấn CLOSE để kết thúc.
Kể từ lúc này bạn đã có thể cài đặt Win 11 lên bất kì máy tính nào mà không cần phải lo lắng việc máy tính không đủ yêu cầu cài đặt.
2. Loại bỏ yêu cầu cài đặt Win 11 khi nâng cấp Win
Trong trường hợp bạn muốn nâng cấp từ Win 10 lên Win 11, và bạn biết rằng máy tính của mình không đạt yêu cầu của Win 11. Lúc này bạn cần một phương pháp để loại bỏ yêu cầu cài đặt Win 11 trong quá trình cập nhật. Cùng tham khảo hướng dẫn sau:
1Truy cập vào trang tải Media Creation Tool của AveYo trên Github.
2Nhấn vào biểu tượng sao chép để sao chép file.
3Nhấn tổ hợp phím Win + E để mở Windows Explorer.
4Di chuyển đến Desktop.
5Chọn sang tab View và tích chọn vào File name extensions.
6Nhấp chuột phải lên vùng trống Desktop, chọn New > Text Document.
7Tạo file skip_tpm.cmd.
8Mở file vừa tạo bằng Notepad, sau đó dán nội dung (Ctrl + V) đã sao chép vào và nhấn Ctrl + S để lưu lại.
Sau khi hoàn thành các bước trên, giờ đây bạn đã có thể tiến hành nâng cấp Win 10 lên Win 11 mà không gặp bất kì cảnh báo yêu cầu nào.
Bài viết liên quan được lựa chọn cẩn thận
[Video] Cách cài, xóa tiếng Việt cho Win 11
Tùy chỉnh con trỏ chuột Win 11
Thay đổi thời gian trên Win 11
Hướng dẫn cài Win 11 bằng 3 cách khác nhau